Lịch sử Schleswig-Holstein

Các khu vực định cư từ năm 800 đến 1100 ở Schleswig-Holstein ngày nay

Quá trình định cư và sự ra đời của Schleswig và Holstein

Những người làm nghề săn bắn hái lượm đã sinh sống ở Schleswig-Holstein từ sau Thời kỳ Băng hà cuối cùng. Khoảng từ năm 4000 trước Công Nguyên thì những người nông dân canh tác đã tới vùng đất này và đã xây dựng nên những công trình bằng đá ghép (cự thạch) ở đây vào khoảng thời gian từ 3500- 2800 trước Công Nguyên, tới nay có khoảng 100 công trình còn tồn tại. Có thể là từ Thời đại Đồ đồng đã có tuyến đường xuyên qua vùng đất này, phục vụ cho việc buôn bán gia súc của các vùng chăn nuôi ở Bắc Giút-lan, tuyến đường này còn có tên gọi là đường Ochsenweg (đường bò kéo).Trong Thời kỳ Di cư đã có rất nhiều cư dân các tộc người German rời bỏ vùng đất này. Như vậy, từ thế kỷ thứ 3 đến thế kỷ thứ 5 thì người Angles ở vùng đất có cùng tên gọi ở phía Bắc của eo biển Schlei đã rời bỏ vùng đất này tới Britannien và hợp nhất với các tộc người khác thành người Anglo-Saxon tạo nên nguồn gốc tên gọi của nước Anh sau này. Thời kỳ này dân cư ở Schleswig-Holstein rất thưa thớt.

Cho tới Sơ kỳ Trung cổ đã hình thành 4 cộng đồng dân tộc và ngôn ngữ: Ở phần phía Bắc cho tời đường ranh giới sông Eider- sông Treene- Eckernförde là người Giút-lan German và Đan Mạch Bắc German, ở phần phía Tây Bắc là người Fri-dơ Tây German từ thế kỷ thứ 7, ở phần phía Đông là người Abodrit Sla-vơ; ở phần Tây Nam cho tới đường ranh giới sông Eider- Kiel- Preetz- Eutin- sông Elbe là người Xắc-xông Tây German mà tổ tiên của họ là người Holsten là nguồn gốc tên gọi của vùng đất Holstein phía Nam. Sau làn sóng di cư của người Ăng-lô ra khỏi vùng đất này thì người Đan Mạch và Giút-lan đã xâm nhập vào đây ở phía Đông Nam. Họ đã thiết lập nên vào khoảng năm 770 thành phố Harthabu là một trong những nơi buôn bán có ý nghĩa nhất ở Sơ kỳ Trung cổ và xây dựng hệ thống thành luỹ phòng thủ Danewerk để chống lại người Xắc-xông. Trong thời kỳ của các cuộc chiến tranh Xắc-xông thì phần phía Nam của vùng đất đã rơi vào ảnh hưởng của Pháp. Từ 768 đến 811 thường xuyên xảy ra sự đối đầu giữa vua Pháp với Hoàng đế Cơ đốc giáo Karl Đại đế sau này và người Bắc German đa thần giáo, do đó hệ thống thành luỹ phòng thủ Danewerk cũng đã được mở rộng. Năm 811 thì một hiệp ước hoà bình đã được ký kết, lấy sông Eider làm biên giới giữa Vương quốc Frank và Đan Mạch.

Cùng với sự gia tăng của quá trình định cư trong thế kỷ thứ 12 và 13 thì biên giới sông Eider đã mất đi ý nghĩa của đường ranh giới, nhưng cho tới khi kết thúc của Đế quốc La Mã Thần thánh vào năm 1806 hoặc tới năm 1864 vẫn là biên giới giữa Schleswig và Holtein. Cho tới khi ban hành Luật Công dân vào năm 1900 thì con sông này còn là biên giới Giút-lan bởi vì ở Schleswig cho tới lúc đó vẫn tuân thủ Luật Giút-lan của Đan Mạch. Từ năm 1111 thì ở hai bờ sông Eider đã hình thành nên các công quốc Schleswig và Holstein (khi đó vẫn còn là lãnh địa bá tước). Đồng thời giữa hai khu vực luôn có các mối quan hệ chặt chẽ về chính trị và kinh tế.

Sự thống trị của dòng họ Schauenburg

Vào những năm đầu của thế kỷ thứ 13 thì vua Đan Mạch đã tìm cách sáp nhập Holstein vào vương quốc của mình. Sau những kết quả ban đầu thì ông ta đã gặp thất bại do sự phản kháng của các thân vương Bắc Đức ở trận Bornhöved.

Từ năm 1250, Liên minh Hanse đã phát triển thành một yếu tố kinh tế và quyền lực quan trọng và Lübeck đã trở thành một trong những thành phố quan trọng nhất Bắc Âu. Từ năm 1286, lần đầu tiên, Schleswig và Holstein đã thể hiện sự thống nhất trên huy hiệu, khi mà các bá tước Schauenburg được nhận Schleswig là đất phong tặng của Đan Mạch và đã kết nối lãnh địa miền Nam cùng công quốc miền Bắc vào tay một thống lĩnh. Vào thế kỷ thứ 14, sau khi các bá tước ở Holstein mở rộng được tầm ảnh hưởng về phía Giút-lan, Nữ hoàng Margrete I đã giành được sự bá quyền của Đan Mạch ở Schleswig. Song bà ta cũng phải chấp nhận những yêu sách về sở hữu của giới quý tộc Holstein ở Schleswig.

Do có nhiều sự phân chia quyền thừa kế và tài sản nên lịch sử lãnh thổ của Schleswig và Holstein rất rắc rối. Tuy nhiên, triều đại Schauenburg vẫn tạo lập được một quyền thống trị ở Schleswig-Holstein. Do vậy, có thể nói Schleswig-Holstein vào Hậu kỳ Trung cổ thực tế là một lãnh thổ thống nhất. Năm 1474, từ Lãnh địa bá tước Holstein đã hình thành Công quốc Holstein.

Schleswig-Holstein vào năm 1559Schleswig-Holstein vào năm 1650; các công quốc được chia ra như một tấm thảm chắp vá, các phần đất của quốc vương, công tước và các điền trang chung chiếm phần lớn diện tích

Sự bá quyền của Đan Mạch

Năm 1460, sau sự diệt vong của dòng họ Schauenburg thì giới hiệp sĩ ở Schleswig-Holstein đã bầu trực tiếp quốc vương Đan Mạch Christian I của Nhà Oldenburg làm thống lĩnh, ông ta là một người cháu trong họ của người cuối cùng của dòng họ Schauenburg là Adolf VIII. Hiệp ước được ký ở Ripen đã xác định cho các công quốc là "vĩnh viễn không bị chia cắt", một dòng văn bản đã bị vi phạm ngay sau đó. Quốc vương Đan Mạch không tự cai trị Schleswig và Holstein với tư cách của một quốc vương mà là công tước của 2 vùng, khi mà Công quốc Schleswig là vùng đất phong của Đan Mạch trong lúc Công quốc Holstein thuộc về Đế quốc La Mã Thần thánh của Dân tộc Đức và là đất phong của đế chế.

Christian I và người kế vị ngai vua của ông là quốc vương Đan Mạch đồng thời là thân vương Đức trong một Liên minh cá nhân. Sự bá quyền của Đan Mạch tồn tại đến năm 1864.Christian III đã tiến hành cải cách giáo hội với Bộ quy tắc Giáo hội của Johannes Bugenhagen. Ngay từ năm 1544, nhà vua đã từ bỏ Hiệp ước Ripen và chuyển giao một số phần của các công quốc ở Schleswig-Holstein cho những người em trai cùng cha khác mẹ Johann và Adolf I, qua đó mà các công quốc Schleswig-Holstein-GottorfSchleswig-Holstein-Hadersleben ra đời. Năm 1564, con trai của ông là quốc vương Fridrich II cũng đã chuyển giao một số phần lãnh thổ của ông cho em trai Johann, qua đó, một công quốc tiếp theo ở Schleswig-Holstein ra đời là Công quốc Schleswig-Holtein-Sonderburg. Lần này thì các đẳng cấp trong xã hội đã phản đối sự vi phạm mới đối với Hiệp ước Ripen và không phục tùng ông, do vậy mà công tước của Sonderburg đã trở thành người đầu tiên trong số các lãnh chúa được chia quyền không có quyền thống trị. Phần lãnh thổ của Sonderburg tiếp sau đó bị phân chia ra thành các tiểu công quốc. Công quốc Hadersleben bị xoá bỏ và năm 1580 do không có người thừa kế. Công quốc Schleswig-Holstein-Gottorf thì lại phát triển thành một yếu tố quyền lực về chính trị và văn hoá quan trọng. Dưới thời của các công tước Gottorf nhiều lâu đài đã được xây dựng như lâu đài ở Husum, ReinbekTönning; các lâu đài ở Kiel và Gottorf được mở rộng và Trường Đại học Tổng hợp Kiel được thành lập. Dòng họ của công tước cũng đảm nhận vị trí tổng giám mục ở Lübeck.Sự đối lập giữa phần đất của quốc vương và công tước -công tước Gottorf- đặc trưng cho đường lối chính trị của các công quốc ở 2 thế kỷ tiếp theo. Các khu vực hành chính của các lãnh địa khác nhau -được gọi là tổng, quận, châu- được phân chia theo tiềm năng thu thuế; bởi vậy phần đất của quốc vương hay công tước không bao gồm được những khu vực liên hoàn và Schleswig-Holstein được chia ra những đơn vị vùng miền nhỏ như một tấm thảm chắp vá. Trong khi phần đất của công tước được quản lý bởi dòng họ Gottorf từ lâu đài Gottorf (là nguồn gốc tên gọi dòng họ) thì quốc vương lại cử các đại diện để quản lý các phần đất của mình. Các điền trang thì lại có quy chế ngoại lệ. Đây là các khu vực độc lập và đa phần là tài sản của các gia đình quý tộc gốc gác, các điền trang này luân phiên chịu sự phục tùng quốc vương hay công tước và đã đạt được sự phát triển kinh tế thịnh vượng, giới quý tộc địa chủ được tận hưởng trong thời kỳ này ở Schleswig-Holstein thời kỳ vàng son. Ngoài ra, giáo phận Lübeck, Lãnh địa bá tước Holstein-Pinneberg và lãnh địa bá tước có nguồn gốc từ đây Rantzau, vùng Dithmarsch (xâm chiếm được từ năm 1559) cũng như Công quốc Sachsen-Lauenburg (khi đó chưa thuộc Holstein) thì có vai trò đặc biệt trong quy chế nhà nước.

Trong khi ở phần phía Nam của đế chế nổ ra cuộc Chiến tranh 30 năm vào năm 1618 thì Schleswig-Holstein ban đầu không bị ảnh hưởng và đã đạt được thời kỳ phát triển cao nhờ năng suất nông nghiệp. Năm 1625 thì Đan Mạch cũng tham gia cuộc chiến, qua đó thì các trận chiến cũng xảy ra ở các công quốc từ năm 1627. Đặc biệt các thành luỹ ở Holstein như Krempe, GlückstadtBreitenburg đã là mục tiêu của các cuộc tấn công. Cuộc Chiến tranh 30 năm kết thúc ở Schleswig-Holstein vào năm 1629 với Hoà ước Lübeck. Các công quốc vốn ít bị tàn phá hơn các vùng khác ở Đế chế Đức lại được hồi sinh, cho tới bắt đầu từ năm 1643 lại bị cuốn vào cuộc chiến tranh Torstenssonkrieg và lại bị tàn phá.

Sự đối lập giữa phần đất quốc vương và công tước trong thế kỷ thứ 17 đã dẫn đến những xung đột giữa 2 thế lực. Công quốc của dòng họ Gottorf đòi hỏi nhiều chủ quyền hơn và đã tách khỏi Đan Mạch đứng về phía Vương quốc Thuỵ Điển. Điều đó đã dẫn tới sự chiếm đóng một phần rộng lớn của Đan Mạch đối với phần đất công quốc. Vào đầu thế kỷ thứ 18 đã xảy ra cuộc chiến tranh Große Nordische Krieg, Công quốc Gottorf đứng về phía Thuỵ Điển; do vậy, vào năm 1773, khi Thuỵ Điển bị thất bại trong cuộc chiến thì toàn bộ phần đất của Công quốc Gottorf ở Schleswig đã bị Đan Mạch thôn tính. Công quốc ngày nào của dòng họ Gottorf chỉ còn quyền sở hữu ở Holstein. Sự thôn tính Schleswig được hợp thức bằng Hòa ước Frederiksborg vào năm 1720. Trong suốt thế kỷ thứ 18 thì Đan Mạch đã cố gắng để hoàn thành việc thống nhất một nhà nước tổng thể. Nhiều tiểu công quốc của Schleswig-Holstein đã từng xuất hiện từ phần đất của Công quốc Sonderburg không được sử dụng để phong đất tiếp trong trường hợp không có thừa kế mà phải sáp nhập vào Vương quốc Đan Mạch. Sau khi phần đất của Công quốc Gottorf ở Holstein qua quá trình thừa kế đã được thống nhất vào Liên minh cá nhân với tước Nga Hoàng, vào năm 1773, Hiệp ước Zarskoje Selo được thoả thuận, theo đó thì Schleswig-Holstein hầu như hoàn toàn rơi vào tay Vương quốc Đan Mạch. Vào năm 1779 thì công quốc được chia tách cuối cùng là Schleswig-Holstein-Sonderburg-Glücksburg bị giải tán. Một ít quyền tự chủ vẫn còn lại khi mà sự điều hành các công quốc tập trung vào một văn phòng Đức ở Kopenhagen và vào năm 1789 thì đồng tiền riêng được đưa vào lưu hành.

Đài kỷ niệm ở Hohenlockstedt.

Chủ nghĩa dân tộc và các cuộc chiến tranh thống nhất nước Đức

Vào năm 1800 thì toàn bộ Schleswig-Holstein, với ngoại lệ là Thân vương quốc Lübeck và Công quốc Sachsen-Lauenburg(lúc này còn là công quốc độc lập), nằm dưới sự quản lý của Đan Mạch. Thành phố Altona(nay là một quận của Hamburg) lúc đó là thành phố lớn thứ hai của vương quốc sau Kopenhagen. Vào lúc cuối của Chiến tranh Napoleon thì Đan Mạch thuộc về phe thất bại với hệ thống tài chính đổ nát. Sự phá bỏ những điều cam kết đã làm cho đồng tiền riêng trở thành nạn nhân của sự vỡ nợ của nhà nước. Vào năm 1813, một loại thuế bắt buộc được áp đặt một cách hà khắc cho các công quốc càng làm tăng thêm sự bất mãn. Chủ nghĩa dân tộc đã trỗi dậy không chỉ ở Đan Mạch mà còn ở Đức đã dẫn tới những quan điểm đối lập về sự trực thuộc của cái được gọi là các công quốc sông Elbe(Elbherzogtümer) và dẫn tới 2 cuộc chiến tranh. Tranh cãi không xảy ra với Holtein, nơi mà chỉ có người Đức định cư và thuộc về Đế quốc La Mã Thần thánh từ Sơ kỳ Trung cổ và Liên hiệp Đức từ sau 1815 và Đan Mạch chỉ có quản lý vùng này, mà về Công quốc Schleswig. Những người theo chủ nghĩa dân tộc tự do ở Đức cũng như ở Đan Mạch đều cho là phần đất này hoàn toàn thuộc về mình, tuy rằng phần đất này được chia ra thành miền Bắc, nơi chủ yếu nói tiếng Đan Mạch và có đặc tính Đan Mạch và miền Nam, nơi chủ yếu nói tiếng Đức và mang đặc tính Đức.

Uwe Jens Lornsen là người Bắc Fri-dơ ở đảo Sylt đã tích cực đấu tranh cho miền Nam tiếng Đức của Schleswig, ông và những người cùng chí hướng thường viết liền "Schleswigholstein" để nhấn mạnh bằng văn bản sụ trực thuộc không thể tách rời của hai khu vực. Từ năm 1840 thì những người theo chủ nghĩa dân tộc tự do của Đức cũng như Đan Mạch đều tìm cách gây ảnh hưởng ở Schleswig, điều đó đã dẫn đến xung đột. Năm 1848, xung đột đã nổ ra công khai trong mối liên quan với Cách mạng Tháng 3. Một chính phủ lâm thời được thành lập ở Kiel đã đòi tiếp nhận toàn bộ Schleswig-Holstein vào Liên hiệp Đức; trong khi đó thì ở Kopenhagen một chính phủ dân tộc tự do được bổ nhiệm, thành phần gồm nhiều thành viên là người được gọi là Đan Mạch sông Eider(Eiderdänen), mục tiêu của những người này là sáp nhập Schleswig vào Vương quốc Đan Mạch và tách vùng Holstein thuộc Đức ra theo hiến pháp.

Sự không thoả thuận được của hai đòi hỏi trên đã dẫn đến cuộc nổi dậy ở Schleswig-Holstein, những người Schleswig-Holstein đặc tính Đức đã uổng công tìm cách kết thúc sự thống trị của Đan Mạch. Theo ý muốn của các nhà dân tộc tự do Đức thì Schleswig phải là thành viên của Liên hiệp Đức và thống nhất với Holstein thành một nhà nước có chủ quyền với sự nhiếp chính của công tước Christian August thuộc dòng họ Augustenburg. Theo quan điểm của Đức thì Luật Salic cũng có giá trị ở Schleswig, theo đó thì công tước của dòng họ Augustenburg là người thừa kế hợp pháp của 2 công quốc sau khi quốc vương Đan Mạch và công tước Friedrich VII không có người nối dõi. Theo quan điểm của Đan Mạch thì công tước của dòng họ Augustenburg có thể là người kế vị ở Holstein, nhưng không thể ở Schleswig, nơi mà theo luật của Đan Mạch thì phụ nữ có quyền kế vị. Ban đầu thì cuộc nổi dậy ở Schleswig-Holstein nhận được sự ủng hộ của quốc hội Liên hiệp Đức (Paulkirchenversammlung), nhưng do áp lực của các thế lực lớn ở châu Âu nên quân đội Phổ và quân của Liên hiệp Đức đã rút lui phó mặc chính phủ tự phong ở Kiel cho số phận của họ. Chiến thắng của Đan Mạch ở Idstedt năm 1850 đã kết thúc hy vọng của Đức vào một Schleswig-Holstein thuộc Đức, trạng thái "không thể thay đổi" lại được thiết lập- cũng do áp lực quốc tế. Vào ngày 2 tháng 7 năm 1850 thì Hoà ước Berlin đã được ký kết giữa Liên hiệp Đức và Đan Mạch. Một lời giải cho câu hỏi Schleswig-Holstein vẫn chưa tìm ra được.

miniatur| Schleswig-Holstein 1898Năm 1849, nhà nước tổng thể Đan Mạch ban hành Hiến pháp 1849, theo đó thì ở vương quốc tuân theo chế độ quân chủ lập hiến và ở Holstein tuân theo chế độ chuyên chế, tuy nhiên với một hội đồng nhà nước chung và việc này đã gây khó khăn cho việc ban hành luật lệ. Vào tháng 11 năm 1863, Đan Mạch ban hành một hiến pháp có giá trị cho những vấn đề chung của vương quốc và công quốc Schleswig bên cạnh những hiến pháp riêng lẻ khác ở 2 khu vực. Theo đó thì Hòa ước 1851 bị vi phạm nên Thủ tướng Phổ đã có cơ hội để giải quyết vấn đề Schleswig theo tinh thần Đức. Sau khi bị từ chối một tối hậu thư rất ngắn thì Phổ và Áo đã tuyên bố chiến tranh với Đan Mạch. Phổ và Áo đã chiến thắng dễ dàng chiến tranh Đan Mạch vào tháng 4 năm 1864. Các cuộc đàm phán về chia tách Schleswig không có kết quả cho nên Schleswig và Holstein chịu sự quản lý chung của phe chiến thắng. Theo Hiệp ước Gastein năm 1865 thì Schleswig và Lauenburg thuộc Phổ và Hostein thuộc Áo, chỉ còn những phần nhỏ ở Bắc Schleswig vẫn còn thuộc Đan Mạch là đảo Ahorn, bảy giáo phận phía Nam Kolding và một số giải đất xung quanh Ribe, đổi lại thì Đan Mạch từ bỏ quyền đối với những vùng đất lọt giữa ở bờ biển phía Tây của Schleswig.

Sau chiến tranh thì vào năm 1867 toàn bộ Schleswig-Holstein đã trở thành 1 tỉnh của Phổ. Đối lập với mục tiêu chính ban đầu là tách khỏi Đan Mạch và trở thành một nhà nước thành viên độc lập trong Liên hiệp Đức thì các công quốc chỉ đạt được mục tiêu tách khỏi Đan Mạch nhưng không có độc lập. Năm 1871, Đế chế Đức được thành lập. Vấn đề Schleswig-Holstein đã là vấn đề trung tâm của đường lối chính trị của thủ tướng Bismarck, đường lối đã dẫn đến thống nhất đế chế.

Bản đồ bán đảo Krimbische Halbinsel.

Sự chia cắt dứt điểm Schleswig

Những tranh cãi về công pháp quốc tế với Đan Mạch chỉ chấm dứt vào mãi năm 1920. Trong Hoà ước Prag năm 1866 thì Phổ và Áo với sự can thiệp của Napoleon III đã thoả thuận ở điều 5 một cuộc trưng cầu dân ý ở Bắc Schleswig. Theo đó thì người dân Bắc Schleswig có quyền tự quyết định là trực thuộc Đan Mạch hay Phổ/Áo. Hai nước ký hiệp ước đã thoả thuận huỷ bỏ điều khoản này vào năm 1879. Đan Mạch tất nhiên phải chống lại việc làm sai hiệp ước kể trên. Trước đó thì Phổ đã tự sáp nhập các công quốc thành tỉnh của mình. Đan Mạch đã không nhất trí. Cuộc trưng cầu dân ý đã được xác định trước đây sau đó được tiến hành vào sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất dưới áp lực và sự kiểm soát của các thế lực chiến thắng. Một uỷ ban quốc tế với đại diện của Anh, Pháp, Thuỵ Điển và Na Uy được thành lập để quản lý các khu vực trưng cầu dân ý. Uỷ ban này đóng ở Flensburg, có bộ máy cảnh sát được xây dựng mới và được sự hậu thuẫn của quân đội Anh, Pháp. Kết quả trưng cầu dân ý là số đông ở phần phía Bắc theo Đan Mạch, ở phía Nam theo Đức. Khu vực miền Trung (với cả Flensburg) thì còn tranh cãi gay gắt nhưng sau đấy thì cũng tự quyết định được là trực thuộc Đức. Theo đó thì vào ngày 6 tháng 7 năm 1920, một hiệp ước chuyển giao được ký ở Pari, hiệp ước này phân định Bắc Schleswig thuộc Đan Mạch và Nam Schleswig thuộc Đức.

Chủ nghĩa quốc xã và Chiến tranh Thế giới thứ 2

Kết quả bầu cử quốc hội của Đảng NSDAP
Bầu cửSchleswig-HolsteinĐế chế Đức
1924(I)7,4%6,6%
1924(II)2,7%3,0%
19284,0%2,6%
193027,0%18,3%
1932(I)51,0%37,4%
1932(II)45,7%33,1%
193353,2%43,9%

Schleswig-Holstein đã một thành trì ban đầu của chủ nghĩa quốc xã. Đảng NSDAP đã giành được kết quả cao trong bầu cử năm 1928 ở Dithmarschen. Những sự kiện mà lực lượng quốc xã gọi là "Đêm đổ máu ở Wöhrden" 1929 và "Chủ nhật đổ máu ở Altona" 1932 đã bị Đảng NSDAP lợi dụng để tuyên truyền cả ra ngoài phạm vi của địa phương. Một số học giả quen thuộc của Schleswig-Holstein là người dọn đường cho chủ nghĩa quốc xã: Julius Langbehn(gốc gác Bắc Schleswig) cũng như Adolf Bartels(Dithmaschen) và một phần nào đó Gustav Frenssen.

Đã có một số trại bên ngoài trực thuộc Trại Tập trung KZ Neuengamme ở Schleswig-Holstein: Một số đó là Trại KZ Kalzenkirchen, Trại KZ Außenlager Kiel, Trại KZ Ladelund và Trại KZ Neustadt ở Holstein. Một trong những trại tập trung đầu tiên là Trại KZ Wittmoor: Vào ngày 10 tháng 3 năm 1933, những tù nhân đầu tiên, số đông là đảng viên Đảng KPD, bị giam cầm ở đây. Những trại tập trung ban đầu khác (cũng được xem là những trại dã man) được xây dựng năm 1933ở Eutin, Glückstadt, Rickling/Kuhlen, Ahrenbök, AtonaWandsbek.Trong "Đêm tàn sát của đế chế" vào mồng 9/10 tháng 11 năm 1933 các giáo đường Do Thái và cửa hàng của người Do Thái ở Lübeck, Elmshorn, Rendsburg, Kiel, Bad Segeberg, Friedrichstadt, KappelnSatrup đã bị "Lực lượng Bão táp" SA và "Đội Cận vệ" SS tấn công, phá hoại - với sự làm ngơ hoặc hỗ trợ của cảnh sát.

Những tù binh Xô-viết đã đến Schleswig-Holstein trong trạng thái thảm hại, bởi vì họ đã không được nuôi dưỡng đầy đủ. Các nhà tù đã được xây dựng ở Heldkaten, gần Katenkirchen(từ mùa thu 1941 đến tháng 4 năm 1944) và Gudendorf(tháng 4 năm 1941 đến cuối chiến tranh), Gerhard Hoch đã gọi những nhà tù này là "trại chết". Trong các năm 1944, 1945 có 3000 tù binh Xô-viết bị chết ở Gudendorf.

Tại chi nhánh trẻ em ở Schleswig từ 1939 đến 1945 có ít nhất 216 trẻ em bị giết.

Cuộc chiến đường không trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 ít ảnh hưởng tới những vùng dân cư thưa thớt. Thành phố Kiel là căn cứ hải quân và có 3 nhà máy đóng tàu lớn ở bờ Đông eo biển Förde thì đã là mục tiêu tấn công của máy bay ném bom của Không quân Anh (RAF) và Không quân Mỹ (USAAF). Cuộc không kích Lübeck của Không quân Anh vào cuối tháng 3 năm 1942 là cuộc ném bom rải thảm đầu tiên vào trung tâm lớn của một thành phố lịch sử của Đức. Trong Chiến dịch "Operation Gomorrha" tấn công Hamburg mùa hè 1943 thì các địa điểm như WedelElmshorn ở Schleswig-Holstein cũng đã bị ảnh hưởng nặng. Nhà máy đóng tàu Flensburg và Nhà máy Lọc dầu Hemmingstedt của Công ty DEA gần Heide đã bị oanh tạc nhiều lần. Vào ngày 3 tháng 5 năm 1943, máy bay Không quân Anh đã oanh kích nhầm 3 tàu không có khả năng chiến đấu ở vịnh Neustadt là các tàu Cap Arcona, Thielbek và Deutschland. Khoảng 7000 người bị chết. Trước đó, Đội Cận vệ đã dồn khoảng 10.000 tù nhân các trại tập trung lên những con tàu đó. Rất có thể đó là ý định của Đội Cận vệ để dìm chết tù nhân.

Vào ngày 7 tháng 5 năm 1945, vào lúc 12 giờ 45, Đài Phát thanh Flensburg đã phát đi tuyên bố của Lutz von Schwerin-Krosigk về kết thúc của Chiến tranh Thế giới thứ 2 (lần đầu tiên từ phía Đức). Sự đầu hàng vô điều kiện của quân đội Đức có hiệu lực vào 23 giờ 01 ngày 8 tháng 5 năm 1945. Vào thời điểm này thì Schleswig-Holstein còn nằm dưới sự kiểm soát của các đơn vị quân đội Đức.

Thời kỳ sau chiến tranh

Ngay từ cuối năm 1944 thì Schleswig-Holstein đã là nơi đến chính của những người di tản và những người bị xua đuổi trong Chiến dịch Sơ tán Hannibal, sơ tán khoảng 2,5 triệu người từ vùng Baltic (Memelland), Đông/Tây Phổ, PommernMecklenburg. Cư dân của những thành phố lớn đã bị ném bom tan hoang là Kiel, Lübeck và Hamburg cũng chuyển về các vùng quê. Dân số vào năm 1939 còn là 1,6 triệu, đã tăng lên đến 2,7 triệu vào năm 1949. So với các bang khác ở Tây Đức thì thành phần di tản so với dân sở tại ở Schleswig-Holstein là lớn nhất.

Vào thời gian chuyển tiếp năm 1945/1946, chính phủ quân quản của vùng chiếm đóng thuộc Liên hiệp Anh đã chỉ định những ủy ban thanh lọc quốc xã Đức để giúp việc. 406.500 người đã bị thanh lọc quốc xã theo phương pháp đám đông. Ở Schleswig-Holstein không có ai bị xếp vào Hạng I của nhóm tội phạm chính và Hạng II của nhóm tội phạm. 2217 người bị xếp vào Hạng III của nhóm có gây hại, trong đó có người phụ trách địa hạt Hinrich Lohse. 66.500 người bị xếp vào Hạng IV của nhóm cộng sự và 206.000 người vào Hạng V của nhóm được giảm tội.

Lâu đài Altenhof, dinh thự uỷ viên Liên hiệp Anh của vùng/bang

Sau chiến tranh thì về hình thức, Schleswig-Holstein vẫn là một tỉnh của Phổ. Nhà hoạt động Dân chủ Cơ đốc giáo Theodor Steltzer, người đã đứng về phía cuộc đấu tranh quân sự chống lại chính thể độc tài quốc xã, được bổ nhiệm làm chủ tịch đứng đầu bộ máy quản lý, sau đó làm thủ hiến đầu tiên. Vào ngày 26 tháng 2 năm 1946, quốc hội bang đầu tiên nhóm họp, quốc hội này không được bầu mà được chính phủ quân quản chỉ định, chính phủ này được đại diện bằng "Ủy viên vùng Schlewig-Holstein" mà quyền quyết định cuối cùng thuộc về Nguyên soái Không quân Hugh Vivian Champion de Crespigny(đang nghỉ hưu). Với Quy định số 46 của Chính phủ Quân quản Liên hiệp Anh vào ngày 23 tháng 8 năm 1946 "về giải thể các tỉnh thuộc Phổ trước đây trong vùng chiếm đóng của Liên hiệp Anh và lập thành các bang độc lập" thì bang Schleswig-Holstein đã nhận được các cơ sở pháp lý. Thủ phủ được chọn là Kiel mà không phải là Schleswig. Trụ sở của "ủy viên vùng", sau này được gọi là "ủy viên bang" của Liên hiệp Anh là tòa nhà được gọi là Somerset-House ở Kiel, dinh thự là lâu đài Altenhof (gần Eckernförde). Trong cuộc bầu cử quốc hội bang vào ngày 20 tháng 4 năm 1947, lần đầu tiên quốc hội bang đã được bầu. Với Quy định năm 1949 được quốc hội bang ban hành, có hiệu lực bắt đầu vào ngày 12 tháng 1 năm 1950, thì Schleswig-Holstein đã trở thành một bang thuộc liên bang. Mãi tới ngày 30 tháng 5 năm 1990, theo văn bản cải cách hiến pháp được quốc hội bang ban hành trong kỳ họp quốc hội bang ở Kiel thì quy định này cũng được gọi là Hiến pháp bang.

Vào ngày 29 tháng 3 năm 1955, Tuyên bố Bonn-Copenhagen được ký kết, trong đó Cộng hoà Liên bang Đức và Đan Mạch đã thống nhất với nhau về quyền được bảo hộ của mỗi dân tộc thiểu số trên lãnh thổ của mình, đồng thời xác định quyền tự do của mỗi công dân được tự mình nhận là thuộc nhóm cộng đồng dân tộc nào mà không bị phản đối hay kiểm tra của các cơ quan nhà nước. Hiệp ước này vẫn có giá trị đến ngày nay như là một hình mẫu về sự giải quyết được thoả thuận thống nhất đối với vấn đề dân tộc thiểu số.

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh thì Schleswig-Holstein trên cơ sở có tầm quan trọng chiến lược đối với NATO là một địa điểm đóng quân trọng điểm của Quân đội Liên bang Đức, được thành lập vào năm 1955. Thuộc quyền chỉ huy của sở chỉ huy quân đoàn được thiết lập riêng của NATO LANDJUT có Sư đoàn Bộ binh cơ giới 6 là sư đoàn trực thuộc NATO có biên chế quân đông nhất, sư đoàn này chủ yếu cơ động ở bang cực Bắc, ngoài ra còn có Căn cứ Baltic của Hải quân Liên bang. Cho tới năm 1959 thì Werner Heyde, người phụ trách chương trình Chết không đau đớn của quốc xã nhằm giết người hàng loạt còn hành nghề thầy thuốc ở Flensburg dưới cái tên Fritz Sawade. Năm 1961, Uỷ ban Kiểm tra đã nêu lên trong một bản báo cáo 18 người ở các ngành Tư pháp, Hành chính và Y là những người biết rõ sự thật về Sawade.

Huy động cảnh sát chống biểu tình ở Công trường Nhà máy Điện hạt nhân Brokdorf, tháng 2/1981

Một số các cuộc phản đối mạnh mẽ nhất chống lại việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân từ 1976 đến đầu những năm 1980 diễn ra tại Công trường Xây dựng Nhà máy Điên hạt nhân Brokdorf. Hiện tượng tự nhiên tiêu biểu nhất trong lịch sử bang là thảm hoạ tuyết rơi vào thời điểm cuối 1978 đầu 1979.

Vụ bê bối lớn nhất của lịch sử sau chiến tranh là vụ việc Barschel mùa thu năm 1987. Vụ bê bối này được tiếp nối bằng vụ việc Schubladen-Affäre, mà kết quả là Björn Engholm ở cương vị thủ hiến phải từ chức và thay thế là Heide Simonis, người phụ nữ đầu tiên ở cương vị lãnh đạo một bang. Sau đấy thì Schleswig-Holstein trở thành tâm điểm của dư luận, khi mà việc bầu lại Simonis ở quốc hội bang bị thất bại một cách ấn tượng vào tháng 3 năm 2005. Đại liên minh sau đó của Thủ hiến Peter-Harry-Carstensen (CDU) tồn tại chỉ tới tháng 7 năm 2009. Cuộc bầu cử mới vào tháng 9 năm 2009 đã dẫn tới kết quả thành lập một liên minh Đen-Vàng của Thủ hiến cũ và mới Carstensen vào ngày 27 tháng 10 năm 2009.

Vào ngày 29 tháng 8 năm 2010, Toà án Hiến pháp bang Schleswig-Holstein đã phán quyết là luật bầu cử dành cho quốc hội bang có sự vi phạm hiến pháp. Quốc hội bang sau đó được yêu là phải ban hành luật mới tới thời hạn tháng 5 năm 2011; tiếp theo là bầu cử mới được quy định là chậm nhất đến tháng 9 năm 2012.

Tại cuộc bầu cử quốc hội bang ở Schleswig-Holstein vào ngay 6 tháng 5 năm 2012, lần đầu tiên, một liên minh của SPD, B'90/GrüneSSW được thành lập do Torsten Albig đứng đầu, liên minh này được gọi là Dänen Ampel.